cskh@citipos.vn 0925.360.360
Những chi phí phát sinh khi kinh doanh quán ăn
giảm thiểu những chi phí phát sinh khi kinh doanh quán ăn
Dù bạn lần đầu tiên mở quán ăn hay đã kinh doanh quán ăn trước đó. Thì vẫn luôn có những loại chi phí phát sinh đột xuất mà bạn khó thể nào kiểm soát được. Lời khuyên của những người có kinh nghiệm là bạn nên để ra riêng một khoản tiền. Ít nhất là 10% ngân sách của mình cho những loại chi phí phát sinh đó.

Chi phí thiết kế quán ăn

Hầu hết các chủ quán ăn mới mở đều đã mường tượng ra trong đầu mình rằng họ cần phải làm gì với quán ăn của mình. Thiết kế ra sao, thậm chí còn có bản thiết kế và ước tính nguyên liệu chi tiết. Tuy nhiên, thực tế vẫn luôn phát sinh thêm chi phí nguyên liệu trong quá trình thiết kế. Bạn chọn một thiết kế nào đó nhưng nửa chừng lại nhận ra nó không phù hợp với thực tế quán ăn. Bạn buộc lòng phải hủy nó đi và điều đó đồng nghĩa với việc sẽ nâng cấp đến vật liệu đắt tiền hơn.

Yêu cầu của đầu bếp

Bạn có thể dựng một thực đơn truyền thống. Nhưng các đầu bếp muốn một cách tiếp cận khác đến bàn ăn của khách hàng. Vì vậy đơn hàng đầu tiên của bạn sẽ đắt hơn rất nhiều. Vì những thứ cần thử nghiệm bởi bạn cần tham khảo những người có kinh nghiệm. Giả sử bạn xây dựng một nhà bếp cho một đầu bếp trước khi mở cửa hàng. Sau đó một đầu bếp mới muốn thay đổi và bố trí lại nhiều hơn. Đầu bếp thường yêu cầu các thiết bị nhà bếp tốn kém. Hoặc thiết bị được sắp xếp lại, đòi hỏi hệ thống điện, nước… Phải được thiết kê lại gây tốn chi phí kinh doanh quán ăn.
nhung-chi-phi-phat-sinh-khi-kinh-doanh-quan-1

Chi phí thực phẩm

Mặc dù bạn đã có ngân sách riêng cho thực đơn mới nhưng chắc chắn điều đó còn bị thay đổi. Đối với những quán ăn mới mở, ít nhất 25% suy nghĩ của bạn về thực đơn sẽ bị thay đổi cho lần thử nghiệm đầu tiên để điều chỉnh theo những gì khách hàng mong muốn, hoặc ít nhất là bạn cảm thấy nó thực sự phù hợp với quán ăn của mình. Mục trình đơn mới lại đòi hỏi thiết bị mới, chi phí sẽ lớn hơn.

Các loại giấy phép và giấy tờ kinh doanh quán ăn

Những chi phí giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh quán ăn, nhà hàng thường ập đến giới chủ mới một cách bất ngờ. Bởi nhiều người chưa nắm rõ những quy định để thành lập một nhà hàng mới cần những thủ tục gì. Những thiếu sót cần bổ sung là điều khó tránh. Rất nhiều địa phương, vùng miền yêu cầu rất nghiêm ngặt về việc kinh doanh trên địa bạn họ quản lý.
Có những nhà hàng buộc phải phá đi xây lại mặt trước của nhà hàng mình. Vì không phù hợp với quy định xây dựng của địa phương. Hay rất nhiều giấy tờ khác về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chứng nhận chất lượng,… Mà nhà hàng nào cũng cần có cho hoạt động kinh doanh của mình.

Đào tạo nhân viên mới

Hầu hết các chủ quán, chủ nhà hàng đều nhận ra tầm quan trọng của việc đào tạo đội ngũ nhân viên của mình. Ở một môi trường mới, chắc chắn họ còn những điều lạ lẫm. Cho dù đó là người từng có kinh nghiệm. Công việc của bạn là đào tạo họ lại từ những bước căn bản nhất. Việc này cũng sẽ ngốn của bạn số tiền không nhỏ. Rất nhiều chủ nhà hàng xem nhẹ việc này. Và nghĩ rằng nhân viên của mình có thể tự học hỏi lẫn nhau trong quá trình làm việc. Nhưng họ đã lầm và chắc chắn họ sẽ nhận được những bài học đắt giá khi phục vụ những khách hàng đầu tiên.
nhung-chi-phi-phat-sinh-khi-kinh-doanh-quan-4
Lời khuyên cho chủ nhà hàng mới rằng họ nên đào tạo bài bản nhân viên của mình 3 tuần trước khi nhà hàng chính thức đi vào hoạt động.
Phần mềm quản lý quán ăn giúp cho công tác quản lý kinh doanh quán ăn chuyên nghiệp hơn. Mọi hoạt động kinh doanh luôn được kiểm soát chặt chẽ, chính xác. Tạo sự tin tưởng của khách hàng khi thông tin giá cả luôn chi tiết, rõ ràng… Citipos là một phần mềm quản lý bán hàng đa năng. Với nhiều chức năng giúp đơn giản hoá quy trình quản lý kinh doanh bán hàng, quản lý tồn kho… Phần mềm đang được cung cấp miễn phí với giới hạn chức năng. Giúp cho khách hàng sử dụng thử trước khi quyết định có nên sử dụng hay không.
nhung-chi-phi-phat-sinh-khi-kinh-doanh-quan-2

Leave a Comment