Kinh doanh văn phòng phẩm luôn là một ngành nghề “ăn chắc mặt bền” và đầy tiềm năng. Bởi dù công nghệ thông tin không ngừng lấn át thì nhu cầu sử dụng giấy, bút,.. vẫn không hề suy giảm. Từ học sinh, sinh viên đến người đi làm đều cần nhờ đến cửa hàng văn phòng phẩm. Chúng có lượng khách hàng thường xuyên và ổn định. Đặc biệt là không cần phải chạy theo các xu hướng kinh doanh thời thượng. Mặc dù vậy để quản lý cửa hàng văn phòng phẩm hiệu quả đòi hỏi không chỉ kiến thức mà còn phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. Để công việc quản lý luôn diễn ra suôn sẻ, hãy cùng Blog CitiPOS xem qua bài viết hữu ích dưới đây nhé.
Xem thêm Bí quyết hái ra tiền từ công việc kinh doanh cây cảnh mini
Xem thêm Chuyên mục quản lý cửa hàng CitiPOS
Văn phòng phẩm luôn là một trong những mặt hàng nổi trội về sự đa dạng. Từ chủng loại, màu sắc, kiểu dáng đến kích cỡ, công dụng. Chúng đều vô cùng đặc sắc. Thế nên việc sắp xếp bài trí cửa hàng văn phòng phẩm chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng đó là điều cần và phải làm. Bởi nếu hàng hóa không được phân bổ khoa học thì khách hàng sẽ bị rối mắt. Và hơn hết là nhân viên và chủ cửa hàng không thể tìm được mặt hàng khách yêu cầu nhanh chóng. Nó vừa làm mất khách vừa gây ra nhiều rắc rối mất thời gian cho người bán. Đó là chưa kể để việc thất thoát mất cắp vì không kiểm soát được số lượng.
Khi sắp xếp các sản phẩm hợp lý, bạn có thể biết được loại hàng nào gần hết để bổ sung. Và loại hàng nào còn thừa để xem xét các chương trình giảm giá.
Điển hình dưới đây là một cách bày biện hàng hóa phù hợp mà Blog CitiPOS khuyên bạn nên tham khảo qua:
Quản lý cửa hàng văn phòng phẩm không hề dễ . Bởi mức tiêu thụ các mặt hàng không hoàn toàn giống nhau. Nhiều loại hàng bán rất chạy và mau hết. Nhưng cũng có những sản phẩm để hoài không ai thường mua. Chẳng hạn như bút bi, bút chì,bút xóa, thước kẻ, vở, sách,..là những hàng hóa tiêu thụ mạnh nhất. Và đặc biệt trong số đó, chúng còn bán chạy dựa vào thương hiệu mặt hàng. Cụ thể đối với bút bi thì sản phẩm của Thiên Long là được chọn mua nhiều nhất. Vậy nên cửa hàng cần lên kế hoạch nhập nhiều về để kịp thời bổ sung và trữ hàng.
Xem thêm Muôn màu ý tưởng khởi nghiệp từ đồng vốn nhỏ
Thường xuyên theo dõi hàng hóa còn giúp chủ cửa hàng biết được mặt hàng bán không chạy nào đang xuống cấp. Bị cũ kỹ hoặc mất đi công dụng vốn có. Từ đó, họ có thể quyết định sửa lại, trưng bày hàng mới hoặc dừng nhập loại hàng này.
Ngoài ra, trong quá trình khách hàng lựa chọn hàng hóa sẽ dẫn đến việc đặt đồ lộn xộn. Các sản phẩm thường không được trưng bày đúng vị trí ban đầu. Điều này thường gây khó khăn trong việc tìm kiếm cho những khách mua sau. Vừa kém đẹp mắt vừa dễ gây thất thoát hàng. Thường xuyên kiểm tra hàng hóa, bạn có thể kiểm soát và sắp xếp hàng về vị trí cũ. Không những khoa học mà bạn còn nắm chắc số lượng sản phẩm.
Một trong những khu vực quan trọng tại các cửa hàng đó chính là nhà kho. Đây là nơi chứa những sản phẩm dự trữ để bổ sung và cả những sản phẩm bị tồn. Muốn quản lý cửa hàng văn phòng phẩm đúng cách thì phải biết phương pháp quản lý nhà kho.
Cũng giống như mặt tiền cửa hàng, hàng hóa kho bãi cũng cần được bố trí hợp lý. Nhiều người thường không chú trọng lắm đến việc sắp xếp kho. Họ hay đặt những sản phẩm mới nhập ở vị trí gần để lấy. Như vậy họ đã vô tình quên mất những hàng hóa đặt trong góc nhà kho. Và thế là lần sau họ lại nhập thêm những loại hàng đó vì không biết rằng mình có.
Thế mới nói một nhà kho bừa bộn và chồng chéo lên nhau sẽ gây rắc rối như thế nào. Mỗi lần cửa hàng muốn nhập hay xuất kho đều phải vật lộn với cả đống hàng hóa.
Các kiện hàng nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến thất thoát và hư hỏng. Doanh thu mỗi tháng kéo theo đó cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Lâu dần sẽ tạo thành một lỗ hổng lớn trong vấn đề tài chính. Vậy nên, nếu muốn kinh doanh suôn sẻ thì hãy mạnh mẽ ở khoản quản lý kho hàng.
Quản lý cửa hàng văn phòng phẩm kiểu nhỏ, bạn có thể tự xoay sở ban đầu. Nhưng khi cửa hàng mở rộng quy mô và bạn chọn đầu tư mạnh ngay từ bước đầu thì nên thuê nhân viên bán hàng giúp việc. Đừng tiếc số tiền nhỏ để chi trả cho nhân viên. Nếu không có họ, số tiền thất thoát hàng vì không có người coi sóc sẽ còn lớn hơn nhiều.
Cửa hàng văn phòng phẩm với số hàng hóa đa dạng, khách ghé thường xuyên thì lắp đặt camera thôi vẫn chưa đủ. Nhân viên không chỉ giúp bạn coi hàng mà còn sắp xếp phân bổ sản phẩm thay bạn.
Cuối ngày, bạn sẽ đỡ phần nào trong việc kiểm tra lại số lượng hàng bán đi và còn lại. Đỡ tránh được nhiều sai sót không đáng có. Bạn chỉ cần quản lý mọi hoạt động bán hàng của nhân viên mà không cần tự mình thực hiện.
Dù quản lý cửa hàng văn phòng phẩm quy mô nhỏ hay lớn, thì bạn cũng cần một phần mềm quản lý bán hàng. Nó không chỉ làm thay công việc quản lý cho bạn. Cụ thể là kiểm soát giao dịch của nhân viên, tổng kết doanh thu, quản lý hàng xuất nhập kho,…Mà nó còn giúp bạn quản lý và chăm sóc khách hàng tiềm năng. Không cần phải đau đầu cuối tháng vì đống sổ sách chồng chất và hàng hóa ngập mặt. Với phần mềm quản lý bán hàng như CitiPOS bạn hoàn toàn có thể quản lý việc kinh doanh từ xa. Chẳng cần phải túc trực tại cửa hàng mà bạn vẫn biết rõ mọi tình hình kinh doanh. Vừa tiết kiệm thời gian vừa nâng cao hiệu quả quản lý thì ngại gì mà không thử.
Phần mềm quản lý khách hàng hay hệ thống CRM đối với các hệ thống kinh doanh Hệ thống CRM…
Phần mềm Pos được cho là chỉ có tác dụng trong quá trình thu ngân hay quản lí cửa hàng.…
Phần mềm quản lí bán hàng CitiPos có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực quản lí khác nhau. Điều…
Phần mềm quản lí nhà hàng CitiPos có thể sử dụng để tăng sự hiệu quả trong nhiều hoạt động…
Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin Hằng ngày, hằng giờ lượng thông tin về tình hình kinh doanh,…
TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ LẬP TRÌNH VIÊN PHP Giới thiệu công ty Mặc dù MB360 chỉ là một công ty…