Cho dù kinh doanh quán ăn hay mở nhà hàng thì kinh nghiệm mở quán và lập bản kế hoạch kinh doanh cũng hết sức cần thiết. Mở quán ăn thì dễ, nhưng để duy trì quán lại khó khăn vô vàn. Nếu đang có ý tưởng mở một quán ăn nhỏ gần nhà, quán ăn sáng cạnh trường học, hay một quán ăn vặt… thì hãy dành thời gian đọc bài viết này.
Đây có thể xem như một bản kế hoạch kinh doanh quán ăn khá chi tiết và thực tế. Tuy nhiên, chuỗi bài này sẽ chỉ phù hợp với các bạn:
>> Những nguyên lý thiết kế quán cà phê đẹp
Và đương nhiên, chiến lược mở quán này sẽ KHÔNG phù hợp với các bạn:
Đối với mở quán: Khi mở, bạn sẽ chỉ cần quan tâm tới tiền vốn trước nhất. Sau đó nghiên cứu thị trường kỹ càng, những món ăn thị trường đang cần, đang hot rồi chọn ra mặt hàng phù hợp nhất với mình để kinh doanh. Khi có ý định khởi nghiệp, hầu hết các bạn trẻ đều thực hiện theo hướng này. Suy nghĩ luôn thường trực trong đầu các bạn sẽ là: “Ai bán gì có lãi thì mình cũng bán”. Thấy người ta bán café đá xay, phô- mai que, trà chanh,… có lời thì mình cũng bán thôi.
Kiểu là thấy mặt hàng nào hót, bán được thì bất chấp nhảy vào. Một sai lầm ngọt ngào ai cũng dễ mắc phải. Đã ngon ăn thì đâu phải mình bạn biết? Ai cũng thấy, ai cũng muốn tham gia, cung sẽ vượt cầu, và sẽ có một số cửa hàng/quán ăn bị đào thải, đó là lẽ dĩ nhiên nếu họ mắc phải những sai lầm sau:
Tham vọng kinh doanh nhà hàng, mở quán ăn lớn, nhưng ẩm thực quá chán: Dẹp là đúng!
Ngon, chất nhưng nhà hàng thiết kế quá tệ: Hãy nhớ ngoài đồ ăn ngon thì thiết kế nhà hàng phải đẹp, để phục vụ công tác hưởng thụ và check-in sống ảo.
Sản phẩm lỗi thời: Minh chứng rõ ràng nhất đó là phô mai que và trà chanh “hot hit” một thời! Nhưng bây giờ nó đã thành “diễm xưa” mất rồi.
>> Kinh doanh thức ăn nhanh mang lại lợi nhuận cao
Vì vậy, lời khuyên chân thành cho bạn là khi mở quán ăn. Hãy tìm cho mình một sản phẩm đáp ứng được 1 trong 2 điều kiện sau, nếu đáp ứng cả 2 thì càng tốt.
Thứ nhất là “MỚI”: Trên thị trường chưa người bán. Món này có thể bắt chước dễ dàng. Ví dụ: Xoài lắc, Trà đào,..
Thứ hai là “LẠ, ĐỘC”: Chưa ai bán nhưng khó làm theo. Ví dụ: Cà phê ăn cả ly,..
Khi mở quán, đa phần mọi người đều có quan điểm là giá phải “rẻ”. Nhưng bạn thử nghĩ ngược lại xem. Bởi vì:
Giá nguyên phụ liệu tăng ảnh hưởng tới chi phí và lãi nếu bán rẻ;
Đối thủ sẽ hạ giá thấp hơn nữa để cạnh tranh, khiến bạn xây xẩm mặt mày không thể chạy theo cuộc chiến giảm giá được.
Như vậy, vô hình trung bạn tự gây áp lực cho mình. Vừa làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của quán. Thị trường có nguy cơ bị chiếm lĩnh bởi đối thủ.
Vì sao khi mở quán ăn chúng ta cần quan tâm đến 2 yếu tố “MỚI” và “ĐỘC”? Đơn giản là như thế bạn sẽ có một thị trường ngách an toàn, và ít cạnh tranh. Tha hồ tìm ra các chiến lược kinh doanh và tiếp thị để tỏa sáng.
Phần mềm quản lý quán ăn giúp cho công tác quản lý kinh doanh quán ăn chuyên nghiệp hơn. Mọi hoạt động kinh doanh nhà hàng luôn được kiểm soát chặt chẽ, chính xác. Tạo sự tin tưởng của khách hàng khi thông tin giá cả luôn chi tiết, rõ ràng… Citipos là một phần mềm quản lý bán hàng đa năng. Với nhiều chức năng giúp đơn giản hoá quy trình quản lý kinh doanh bán hàng, quản lý tồn kho… Phần mềm đang được cung cấp miễn phí với giới hạn chức năng. Giúp cho khách hàng sử dụng thử trước khi quyết định có nên sử dụng hay không.
Phần mềm quản lý khách hàng hay hệ thống CRM đối với các hệ thống kinh doanh Hệ thống CRM…
Phần mềm Pos được cho là chỉ có tác dụng trong quá trình thu ngân hay quản lí cửa hàng.…
Phần mềm quản lí bán hàng CitiPos có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực quản lí khác nhau. Điều…
Phần mềm quản lí nhà hàng CitiPos có thể sử dụng để tăng sự hiệu quả trong nhiều hoạt động…
Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin Hằng ngày, hằng giờ lượng thông tin về tình hình kinh doanh,…
TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ LẬP TRÌNH VIÊN PHP Giới thiệu công ty Mặc dù MB360 chỉ là một công ty…