10 mô hình kinh doanh mới trên đất Mỹ (Phần 2)

Ở phần trước, chúng ta đã được biết đến 5 mô hình kinh doanh đang nở rộ trên đất nước cờ hoa. Các bạn có thể xem lại tại đây. Dưới đây là các mô hình kinh doanh còn lại:

6. The Hyper Market – Đại siêu thị

Bắt đầu bằng sách online nhưng hiện tại sách chỉ là một phân khúc sản phẩm nhỏ chiếm một phần rất nhỏ trong doanh thu của Amazon. Nhưng hãng này là điển hình của mô hình Đại siêu thị.

Trong khi các công ty còn đang lơ ngơ trước một thị trường Internet mới mẻ và triển vọng. Bezos – sáng lập Amazon, đã nhìn ra cơ hội và thách thức các hiệu sách truyền thống.

Ông mở ra công ty bán sách online đầu tiên trên thế giới. Bezos mua một nhà kho lớn có thể chứa được nhiều sách hơn bất cứ hiệu sách truyền thống nào.

Với việc trả tiền cho các nhà cung cấp sau, cùng với việc cho phép người dùng nhận xét và đánh giá về các sản phẩm trực tuyến, Amazon đã nhanh chóng thu hút được một lượng khách hàng trung thành và ưa thích dịch vụ của mình.

Tại sao gọi là “siêu cửa hàng”?

Bởi Amazon đã sử dụng vũ khí tối thượng của nhà kinh doanh trực tuyến khổng lồ. Dữ liệu, dữ liệu lớn, và chuyển lượng dữ liệu rất lớn này thành một loại dữ liệu thông minh, có xúc cảm, đem lại giá trị tăng thêm cho khách hàng của mình.

Đây chính là điều sẽ làm thay đổi vĩnh viễn bộ mặt của thương mại toàn cầu. Sử dụng dữ liệu về khách hàng để hiểu và thu hút khách hàng trong đời thực.

Amazon đã tạo nên những xu hướng lớn trong lịch sử kinh tế.

>> Xem thêm Câu chuyện về bán trứng: thu nhập tốt là điều không viển vông

7. The Experience Model – Mô hình trải nghiệm

Tesla Motor, hãng xe hơi điện chỉ mới thành lập năm 2008. Được xem là một Apple mới của ngành công nghiệp xe hơi với những phương thức kinh doanh mới mẻ. Bí quyết là trải nghiệm sản phẩm và bán hàng trực tiếp.

Tại các gian hàng trưng bày của Tesla, khách hàng có thể xem xét; thử xe; tìm hiểu đủ kiểu trước khi quyết định mua.

Đây được xem là một khởi đầu có ý nghĩa trong mô hình kinh doanh hiện đại tại thị trường Mỹ: Mua bán nhanh chóng, gọn nhẹ, hiện đại, dễ dàng hơn rất nhiều và khiến người mua thích thú.

Khách hàng không phải “chịu đựng” sự theo đuổi của các đại lý cũng như vô số thủ tục phức tạp khác.

Với cách làm này, năm ngoài Tesla đã thành công vang dội với lượng đặt hàng trước model Tesla 3 lên tới 325.000 đơn tương ứng doanh số 14 tỷ đô la.

Ngoài Telsa còn có các thương hiệu khác như: KLM, Disney World, Tomorrowland…

>> Có thể bạn nên đọc Xây dựng chiến lược quản lý cửa hàng hiệu quả

 

8. The Pyramid – Mô hình Kim tự tháp

Kim tự tháp không phải một hình thức kinh doanh lừa đảo. Đó là một thuật ngữ dành cho các công ty mà phần lớn doanh thu đến từ thành viên liên kết và người bán lại.

Công ty ngồi trên đỉnh của Kim tự tháp và khiến dòng doanh thu chảy ngược lên phía mình với ít nỗ lực cần thiết nhất.

Mô hình kim tự tháp là mô hình kinh doanh vốn ít lãi nhiều vì bạn chỉ phải chia phần trăm hoa hồng cho người bán hàng. Mô hình bán hàng này không cần nhiều đội ngũ hỗ trợ bán hàng khiến dòng tiền trở nên chắc chắn.

Các công ty theo mô hình Kim tự tháp thường sử dụng những người luôn sẵn sàng “bất chấp tất cả” để có thể bán được hàng.

Cách làm này được một “gã khổng lồ” thương mại điện tử vận dụng khéo léo. Tuy nhiên, mô hình này thường bị biến tướng theo kiểu đa cấp.

Để hạn chế mô hình kinh doanh kim tự tháp, Hiệp hội Bán hàng trực tiếp Mỹ đã xây dựng bộ quy tắc đạo đức và áp dụng trên toàn thế giới.

Bộ quy tắc này được bắt đầu từ bộ luật về người tiêu dùng và được bổ sung vào năm 1993 thành bộ luật “Người tiêu dùng trong cơ hội của chúng tôi”.

Trong đó, nghiêm cấm các hành vi tuyển dụng và bán hàng không công bằng hay lừa đảo; nghiêm cấm mô hình kinh doanh kim tự tháp; nghiêm cấm các hành vi đề cập tới thu nhập không có chứng cứ…

9. The on Demand model – Mô hình theo yêu cầu

Thuật ngữ mới để gọi hiện tượng này là “kinh tế chia sẻ” (sharing economy), hoặc kinh tế theo yêu cầu (on demand economy) đang tạo nên một nền kinh tế mới của thế giới.

Đây là cụm từ khá phổ biến thời điểm hiện tại. Nó dùng để chỉ những dịch vụ như Uber (ứng dụng gọi xe taxi) hay Airbnb (dịch vụ đặt phòng trực tuyến toàn cầu).

Nền kinh tế theo yêu cầu hình thành theo xu thế lực lượng lao động ngày càng gắn kết với smartphone. Chúng cung cấp khả năng tính toán cao hơn nhiều so với các máy tính để bàn. Thứ đã định hình lại các công ty trong những năm 1990.

Kết hợp với dữ liệu lớn (Big data) và sức mạnh của điện toán đám mây. Smartphone luôn bên mình sẵn sàng trả lời cho người dùng mọi vấn đề về công việc mà trước đây được giải quyết theo cấu trúc của các công ty.

Khái niệm “nền kinh tế chia sẻ” bắt đầu phổ biến từ năm 2014. Tuy nhiên, đến nay, ngày càng xuất hiện nhiều ý kiến phản đối sử dụng khái niệm này.

Họ cho rằng nó chỉ là công cụ đánh bóng tên tuổi của các công ty như Uber hay Airbnb. Bởi vì, từ “chia sẻ” để truyền tải sự vị tha chứ. Không phải hàm ý về nhu cầu kinh doanh thông thường.

Do đó, truyền thông đã sử dụng cụm từ thay thế là “gig economy” (những hợp đồng cho thuê ngắn hạn). Một số cụm từ khác cũng được sử dụng. Như “nền kinh tế cho thuê” (rental economy) hoặc “nền kinh tế 1099” (chỉ các hình thức thuế).

Tuy nhiên, những công ty như Airbnb là liên quan nhiều đến các hợp đồng thuê chứ không phải thoả thuận lương.

10. The Ecosystem – Hệ sinh thái

Nếu hỏi bất cứ ai trong số họ về tương lai smartphone. Bạn sẽ nhận được câu trả lời liên quan tới kho ứng dụng, màn hình và camera chất lượng cao, các thiết kế.

Với hệ sinh thái đa dạng, Apple và Google đang là những cái tên thành công nhất trong mô hình này.

Họ tuyển dụng một lượng lớn các nhà công nghệ thông minh nhất và sáng tạo nhất trên thế giới. Tạo ra những sản phẩm cách tân nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất.

Khi bạn sử dụng sản phẩm từ Amazon, Apple, Google hay Microsoft. Bạn đang tham gia vào một hệ sinh thái chứ không đơn thuần là chọn một thiết bị, ứng dụng hay dịch vụ.

Các hãng đang nỗ lực “trói” người tiêu dùng và giành phần lớn miếng bánh thị phần.

Trong kỷ nguyên di động, cuộc chiến không chỉ xoay quanh phần cứng và phần mềm. Họ mở rộng quy mô gấp bội kỷ nguyên PC. Với sự tham gia của các hệ sinh thái rộng lớn tạo thành từ phần cứng; phần mềm; các dịch vụ trực tuyến.

Chẳng hạn việc mua một chiếc iPhone đồng nghĩa là bạn sẽ gia nhập hệ sinh thái của Apple. Trả tiền cho hệ điều hành; các ứng dụng và tiếp đến sẽ là những tiện ích cài thêm; nhạc; phim; sách và nhiều thứ khác.

CitiPos Secretary

Bài viết mới nhất

Ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng CRM có phù hợp với các hệ thống cửa hàng bán lẻ ?

Phần mềm quản lý khách hàng hay hệ thống CRM đối với các hệ thống kinh doanh Hệ thống CRM…

7 năm trước

Phần mềm Pos có tác dụng gì trong quảng cáo cho cửa hàng?

Phần mềm Pos được cho là chỉ có tác dụng trong quá trình thu ngân hay quản lí cửa hàng.…

7 năm trước

Phần mềm quản lí bán hàng CitiPos – nâng cấp quy trình thanh toán

Phần mềm quản lí bán hàng CitiPos có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực quản lí khác nhau. Điều…

7 năm trước

Sử dụng phần mềm quản lí nhà hàng CitiPos như thế nào để quản lí nguyên liệu hiệu quả?

Phần mềm quản lí nhà hàng CitiPos có thể sử dụng để tăng sự hiệu quả trong nhiều hoạt động…

7 năm trước

Những kĩ năng quan trọng một người quản lí bán hàng cần có

Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin Hằng ngày, hằng giờ lượng thông tin về tình hình kinh doanh,…

7 năm trước

TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ LẬP TRÌNH VIÊN PHP

TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ LẬP TRÌNH VIÊN PHP Giới thiệu công ty Mặc dù MB360 chỉ là một công ty…

7 năm trước