Kiếm chục triệu mỗi tháng nhờ ý tưởng mở salon tóc

Mở salon tóc làm giàu không còn quá khó

Kinh doanh tiệm tócngành kinh doanh sinh lời mà không phải phụ thuộc vào nền kinh tế chung. Bởi mọi người luôn chi tiền cho những dịch vụ họ không làm được tại nhà. Và mở salon tóc kinh doanh cũng nằm trong số những dịch vụ được ưa chuộng đó.  Tuy nhiên bạn cần phải rạch ròi giữa việc điều hành tiệm tóc và việc là nhà tạo kiểu tóc. Nếu muốn mở salon tóc thì bạn cần học cách quản lý cửa hàng, thuê nhân viên, quảng bá thương hiệu,…Muốn làm được điều đó, bạn cần phải biết rõ kiểu cửa hiệu mà bạn muốn mở là gì? Và để giúp bạn có những định hướng rõ hơn trước khi bắt tay vào hành động. Hãy cùng Blog CitiPOS tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm Nắm bắt tâm lý khách hàng khi mua sắm online giúp bạn thắng đối thủ

Lựa chọn hình thức kinh doanh

Mở cửa hiệu mới hoàn toàn: Bạn cần thuê mặt bằng, thuê nhân viên, tạo thương hiệu. Thêm vào đó, cũng đừng nên bỏ qua khoản quảng cáo, quản lý và chăm sóc khách nữa nhé.

Xem thêm Chuyên mục Bài học kinh doanh CitiPOS

Kinh doanh salon tóc nhượng quyền: Hãy cân nhắc lựa chọn thương hiệu tóc uy tín và có tiếng trên thị trường. Ưu điểm là bạn chỉ cần chọn địa điểm và “lợi dụng” tên tuổi của thương hiệu sẵn có. Tuy nhiên, cửa hiệu phải tuân thủ những quy định của công ty nhượng quyền. Do đó, bạn không có nhiều lựa chọn trong quyết định hoạt động kinh doanh.

Mua lại mặt bằng salon có sẵn: Cần tìm hiểu các cửa hiệu đang rao bán online hoặc qua tờ rơi để mua lại. Lợi thế là bạn không cần mua mới hết thiết bị và thuê địa điểm. Mặc dù vậy, bạn phải tìm hiểu lý do tại sao người chủ cũ muốn bán. Như thế mới quyết định mua hay không vì mọi thứ bạn chọn cần phải có lợi.

Hiểu rõ đối thủ là ai?

Hãy đưa vào tầm ngắm những cửa hiệu kinh doanh salon tóc thành công. Khảo sát xem đối tượng khách hàng của họ có giống với mình không? Lý do vì sao họ làm ăn phát đạt và họ còn thiếu sót những gì? Muốn biết bạn hãy thử làm một khách hàng ghé tiệm và dùng thử dịch vụ của họ. Thêm vào đó bạn còn đóng vai trò là một khách hàng. Điều này giúp bạn “trải nghiệm” và hiểu người dùng dịch vụ salon tóc cần gì và muốn gì.  Từ những hình dung đó bạn mới mường tượng phần nào những dịch vụ mình sẽ cung cấp. Chọn lọc những ưu điểm và bỏ các nhược điểm của đối thủ để cải thiện mình. Như thế công việc kinh doanh mới hiệu quả từ bước đầu..

Lên kế hoạch mở salon tóc

Một kế hoạch kinh doanh hiệu tóc cần đảm bảo tất cả các yếu tố liên quan. Từ nguồn vốn, chi phí mặt bằng, thiết bị, nhân viên. Cho đến các chiến lược hút khách, quản lý cửa hàng và tiếp thị. Tất cả đều phải được lên chi tiết và rõ ràng, thể hiện đúng kiểu cửa hàng bạn muốn mở. Đôi khi bạn sẽ cần đến nó nếu đang muốn kêu gọi vốn đầu tư hay xin giấy phép.

Xem thêm Quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ dễ dàng chỉ với phần mềm CitiPOS

Là chủ cửa hàng bạn cần ước tính những chi phí bỏ ra trong giai đoạn đầu. Suy xét xem liệu với số vốn đang có cửa hiệu có duy trì được trong bao lâu? Rủi ro kinh doanh có thể xảy đến là gì? Liệu bạn có cần mạo hiểm vay vốn hay kêu gọi thêm nhân lực để góp vốn không? Hãy quán triệt hết mọi thứ trong kế hoạch của mình để mọi thứ luôn trong tầm kiểm soát.

Đăng ký hợp pháp cho cửa hàng

Để hợp pháp hóa việc kinh doanh salon tóc, bạn cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Bạn có thể liên hệ tòa án tại phương hoặc đăng ký qua trang web của Cục Quản lý Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ. Hay cũng có thể đến Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân địa phương để xin cấp phép. Hãy tìm hiểu cách thức xin giấy phép, giấy tờ cần thiết và lệ phí bỏ ra. Chuẩn bị đầy đủ để không phải tốn quá nhiều công sức ở bước này.

Tiếp đến là bạn cần phải xin cấp Mã số Thuế Doanh nghiệp. Đây là khâu không thể bỏ qua khi kinh doanh cả quy mô nhỏ, vừa và lớn. Mã số Thuế Doanh nghiệp chính là  mã số bạn dùng cho việc nộp thuế mua bán. Nên xem qua trang điện tử của cục thuế tại địa phương để hiểu rõ quy trình xin cấp mã số.

Lựa chọn địa điểm

Địa điểm mở salon tóc nên nằm trong khu vực đông dân và gần các cửa hiệu liên quan đến làm đẹp. Chẳng hạn như cửa hàng quần áo, giày dép, thẩm mỹ viện,…Khách hàng thường thích dùng dịch vụ ở các vị trí gần nhau. Vậy nên kinh doanh gần các cửa hiệu làm đẹp khác chính là ngầm tạo nên lợi thế cho bạn. Một điểm nữa cần quan tâm khi chọn mặt bằng là bãi đỗ xe và mặt tiền. Không ai muốn ghé vào một tiệm mà ngay cả một nơi đậu xe rộng rãi cũng không có.

Về diện tích mặt bằng bạn hãy đảm bảo nó đủ chỗ cho các chậu gội, máy hấp tóc,..Và đặc biệt là dãy ghế chờ cho khách và khoảng trống đi lại cho nhân viên. Hãy thử dò hỏi các “thổ địa xung quanh” để nắm được ưu và nhược của vị trí đó trước khi thuê.

Lắp đặt trang thiết bị

Về thiết bị và dụng cụ làm tóc, bạn có thể chọn mua mới hoặc mua cũ từ salon khác. Và hãy đảm bảo là những sản phẩm “secondhand” đó vẫn còn hoạt động tốt và có đủ công dụng.  Trước khi mua, bạn nên liệt kê ra tất cả mọi thứ cần có để mở salon tóc đúng “chuẩn”.Và đừng quên bước ước lượng chi phí đế không mua quá số tiền giới hạn nhé.

Hình dung thử bạn cần bao nhiêu chậu gội trong tiệm? Bàn ghế và gương khoảng bao nhiêu cái là đủ? Máy duỗi, uốn, bấm và hấp tóc,.. nên mua tầm bao nhiêu ?

Một lời khuyên cho bạn là nên đầu tư ngay từ bước đầu. Vì hàng tốt sẽ đỡ cho bạn khi mất tiền nâng cấp lại trang thiết bị. Thêm vào đó là đảm bảo tạo ra những kiểu đầu đẹp khiến khách hài lòng. Nên chọn các sản phẩm xịn “tầm trung” để cân bằng với số tiền hoạt động của hiệu.

Tuyển dụng thợ làm tóc lành nghề

Yếu tố quan trọng thứ hai cho một tiệm tóc đó chính là các thợ làm tóc giàu kinh nghiệm. Dựa vào quy mô của cửa hàng, bạn hãy đưa ra số lượng người cần thuê. Bạn có dò hỏi người quen hoặc đăng tin trên các trang mạng. Có hai đối tượng thợ làm tóc bạn nên chọn. Đó là những người có thâm niên trong nghề. Hai là những tài năng mới nổi từ các cuộc thi hoặc trường lớp. Để thuê được họ không chỉ cần tiền mà còn cho họ thấy tương lai phát triển của tiệm. Nhưng cho dù thành thạo đến đâu thì công đoạn thử việc trước khi vào làm là nên có.

Bạn định hướng kiểu khách hàng mình loại nào thì hãy thuê thợ theo kiểu đó. Hỏi xem họ đã có những kinh nghiệm làm tóc ở những mảng nào? Chọn lọc và thuê người phù hợp nhất cho salon tóc mới mở của bạn.

Bên cạnh các thợ làm tóc, bạn còn phải thuê nhân viên làm móng, gội đầu,..Có một cách rất hay mà nhiều của hiệu tóc đã làm ở khoản này. Đó chính là nhận dạy học trò và để họ làm những công việc chung chung như vậy. Bạn vừa đỡ được tiền thuê thợ vừa nhận được học phí từ các học trò đó.

Đưa ra mức giá kinh doanh

Điều cần phải tính đến tiếp theo khi mở salon tóc đó chính là định giá. Hãy quyết định tiêu chí tính phí sản phẩm dịch vụ của bạn. Ví dụ mức giá cho một mái tóc do thợ tạo mẫu cắt và thợ cắt tóc mới có cần tính khác nhau hay không?

Tuy nhiên, nếu mới mở salon tóc thì đừng thét giá quá cao so với thị trường chung. Bởi khách hàng sẽ ngại vào thử và bạn cũng không cạnh tranh nổi những salon khác. Nên xem xét mức giá bình quân cho một mái tóc, cắt, nhuộm, uốn, duỗi là bao nhiêu. Từ đó, định giá dịch vụ của mình một cách phải chăng nhưng vẫn đem lại lợi nhuận.

Marketing “dữ dội” cho salon tóc của bạn

Khi bước chuẩn bị về cơ sở vật chất và nhân lực đã xong, điều bạn cần làm là quảng cáo. Hãy lựa chọn cả hình thức tiếp thị trực tiếp và online nếu bạn có đủ điều kiện. Bạn có thể phát tờ rơi, treo băng rôn, đăng tin lên báo, tạp chí. Hoặc “sang chảnh” hơn là tổ chức một show diễn cắt tóc để mọi người có thể tự mình trải nghiệm.

Ngược lại, nếu chưa đủ dư dả về kinh phí, bạn nên chọn hình thức marketing online. Cụ thể là đăng bài hoặc video cắt tóc lên Facebook, Instagram, Twitter,… Đừng quên thường xuyên cập nhật hình ảnh, các gói dịch vụ và thông tin kèm theo về giá. Đặc biệt, bạn có thể mời một nhân vật nổi tiếng dùng dịch vụ của mình và đăng video lên Fanpage. Như thế khách hàng sẽ tự động chia sẻ bài mà bạn chẳng cần phải quảng cáo rầm rộ.

CitiPOS Content Editor

Là phần mềm ứng dụng trong nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Sử dụng đồng bộ được trên đủ các loại hệ máy công nghệ: máy tính để bàn, laptop, macbook, tablet, smartphone. Giúp người dùng sử dụng vô cùng tiện lợi.

Bài viết mới nhất

Ứng dụng phần mềm quản lý khách hàng CRM có phù hợp với các hệ thống cửa hàng bán lẻ ?

Phần mềm quản lý khách hàng hay hệ thống CRM đối với các hệ thống kinh doanh Hệ thống CRM…

7 năm trước

Phần mềm Pos có tác dụng gì trong quảng cáo cho cửa hàng?

Phần mềm Pos được cho là chỉ có tác dụng trong quá trình thu ngân hay quản lí cửa hàng.…

7 năm trước

Phần mềm quản lí bán hàng CitiPos – nâng cấp quy trình thanh toán

Phần mềm quản lí bán hàng CitiPos có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực quản lí khác nhau. Điều…

7 năm trước

Sử dụng phần mềm quản lí nhà hàng CitiPos như thế nào để quản lí nguyên liệu hiệu quả?

Phần mềm quản lí nhà hàng CitiPos có thể sử dụng để tăng sự hiệu quả trong nhiều hoạt động…

7 năm trước

Những kĩ năng quan trọng một người quản lí bán hàng cần có

Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin Hằng ngày, hằng giờ lượng thông tin về tình hình kinh doanh,…

7 năm trước

TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ LẬP TRÌNH VIÊN PHP

TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ LẬP TRÌNH VIÊN PHP Giới thiệu công ty Mặc dù MB360 chỉ là một công ty…

7 năm trước